Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

CMP với khóa chính tự tăng – Container Managed Persistent Bean với identity trong EJB 2.1

CMP – Container Managed Persistent Bean trong EJB 2

CMP với khóa chính tự tăng – Container Managed Persistent Bean với identity trong EJB 2.1

Mục đích: nội dung của chủ đề này hướng dẫn các bạn trong việc cài đặt CMP với một table có khóa chính tự tăng và truy vấn dữ liệu mà trong câu lệnh truy vấn có sử dụng ký hiệu so sánh “>”, “<”, các ký tự có liên quan đến đóng mở tag XML trong tập tin cấu hình

Yêu cầu

  • Nắm vững các khái niệm về Entity Bean, CMP và các nguyên lý cơ bản về cài đặt CMP
  • Nắm vững cú pháp và kiến thức về OOP, đặc biệt EJB QL
  • Tools sử dụng ở đây là Netbeans 6.9.1
  • JDK 6 update 22
  • Server: JBoss 4.2.3 GA
  • DBMS: SQL Server 2005

Trong phần nội dung này chúng tôi sẽ làm ví dụ mô tả dữ liệu liên quan đến một employee có username và tiên lương. Dữ liệu mô tả như sau

Ở bài này, chúng tôi sẽ thực hiện hai chức năng chính đó là tạo mới một employee, search một employee trong bảng tblIdentitySalary khi biết lương cần tìm nằm trong khoảng từ giá trị min đến giá trị max (min, max)

Trong phần tutorial này chúng tôi sẽ thực hiện nhóm cách động tương tự các bước trong bài tutorial CMR 1:1 trong EJB 2.1 và cách cài đặt trong CMP 2.1

Bước 1: Đăng ký Datasource với Netbeans để Netbeans hỗ trợ chúng ta trong việc phát sinh datasource (bước này có thể bỏ qua nếu bạn đã có datasource rồi) (Vui lòng xem chi tiết Bước 1 trong tutorial CMR 1:1)

  • Nếu Datasource với DB mà có chứa các bảng mà chúng ta thao tác đã được đăng ký rồi,
    • Vào trong tab Services, mở rộng phần Database
    • Click phải chuột trên connection mà chúng ta cần làm việc, chọn Connect …

    • Chúng ta nhập username và password để kết nối DB, click OK

  • Lưu ý: Một Database Connection chỉ dùng cho một DB cụ thể, không thể áp dụng cho tất cả các Database vì mỗi Database Connect có 1 chuỗi kết nối đến một DB cụ thể

Bước 2: Tạo Enterprise Application Project tương tự như bước 2 của tutorial trong CMR 1:1

  • Tạo Project Enterprise Application có tên  CMPIdentity2_1
    • Chúng ta chọn Server là JBoss4.2.3 GA và version của Java EE là J2EE 1.4 bởi vì chúng ta đang tạo trên nền EJB 2.1
    • Chúng ta sẽ có project trên NetBeans như sau

Bước 3: Tạo Entity Bean chứa đựng CMP tương tự như bước 3 của tutorial trong CMR 1:1

  • Tạo CMP
    • Tạo Datasource có tên là  CMPIdentityDS, tập tin jboss-ds.xml tại Server Resource sẽ được cập nhật như hình bên dưới

    • Tạo CMP
      • Sau khi các bảng được lấy về, chúng ta chọn bảng cần phát sinh CMP (ở đây là bảng Registration) và nhấn nút Add >
      • Chúng ta click nút Next

      • Đặt tên package cho code của chúng ta trong ô Package (ở đây tôi nhập sample.cmp)
      • Chúng ta nhấn nút Finish để hoàn tất quá trình tạo bean
      • Netbeans phát sinh và cập nhật project chúng ta với 02 bean được tạo ra như sau
        • Lưu ý: code phát sinh luôn luôn là abstract và container sẽ phát sinh code tương ứng khi chạy và deploy

      • Netbeans cũng phát sinh tương ứng việc mapping thông qua tập tin ejb-jar.xml như sau

  • Kết thúc bước này chúng ta đã tạo được bean và mapping được cmp nhưng chúng ta vẫn chưa sử dụng được chúng

Bước 4: Cấu hình thông tin để sử dụng và mapping bean, áp dụng tương tự như tutorial CMR 1:1

  • Mapping bean để khi deploy server có thể quản lý và đưa ra tên để chúng ta kết nối tới khi sử dụng trong tập tin jboss.xml như hình vẽ bên dưới

      • Lưu ý
        • Tên tag ejb-name phải được mapping và copy từ tập tin ejb-jar.xml
        • Tên jndi là do chúng ta đặt, tên này chúng ta sẽ dùng truy cập bean
        • Ở đây chúng ta dùng tag local-jndi-name vì các cmp được phát sinh chỉ có Local và Local Home Interface
    • Chúng ta hoàn tất xong việc mapping bean
  • Chúng ta thực hiện mapping DB và đồng bộ giữa instance object và DB thông qua tập tin jbosscmp-jdbc.xml. Nội dung tập tin jbosscmp-jdbc.xml cụ thể như sau

    • Kết thúc bước này chúng ta hoàn tất được jbosscmp-jdbc.xml.
    • Lưu ý:
      • Nếu không có tập tin này thì không tồn tai, chương trình vẫn chạy bình thường nhưng sẽ không đồng bộ dữ liệu xuống DB, DB sẽ không có tác động gì trong quá trình thao tác
      • Giá trị tag cần bổ sung cho khóa chính tự động tăng đó là thông báo cho container biết field có giá trị tự tăng là auto-increment
      • Bên cạnh đó, giá trị tự tăng được phát sinh dưới DB, không phải từ container, do vậy chúng ta phải lấy giá trị từ DB thông qua tag entity-command. Với giá trị là mssql-fetch-key, giá trị này sẽ thay đổi tủy theo DBMS, giá trị chúng ta đang sử dụng là giá trị dùng cho SQLSERVER.
  • Kết thúc bước này chúng ta hoàn tất việc cấu hình cho bean

Bước 5: Tạo phương thức insert dữ liệu mới xuống DB và bean – áp dụng tương tự các phương thức phát sinh code do tools Netbeans hỗ trợ như bước 5 trong tutorial CMR 1:1

  • Vào trong tập tin Registration.java, chúng ta cần tạo hàm insert, nghĩa là phương thức Create Method, phương thức insert sẽ không có khóa chính
  • Hàm phát sinh ra bao gồm 02 hàm ejbCreate và ejbPostCreate, và viết code như hình bên dưới

  • Kết thúc bước này chúng ta đã hoàn tất xong chức năng insert cho bean

Bước 6: Tạo giao diện web để sử dụng chức năng insert

  • Chúng ta chuyển sang gói CMPIdentity2_1-war, chỉnh sửa giao diện tập tin index.jsp như sau

  • Phát sinh Controller để sử dụng như sau

  • Thực hiện Build Project, Start Server, Deploy để testing thư
    • Deploy đến Server: deploy tập tin jboss-ds.xml tại thư mục
      <Thư mục lưu trữ project>\ CMPIdentity2_1\ CMPIdentity2_1-ejb\setup\đến JBOSS_HOME\server\default\deploy. Chúng ta thấy server có kết quả y như tên chúng ta điền vào datasource jbosscmp-jdbc.xml

    • Deploy tập tin ear vào trong thư mục deploy như trên, ta thấy trên server

    • Thực hiện testing, chọn tab Services, chọn Servers, chọn Enterprise Application, chọn tên Project, chọn tên project gói war
    • Click chuột phải, chọn, Open in Browser
    • Kết quả testing demo như sau
      • DB trước khi Insert

      • Kết quả nhập liệu testing

  • Chúng ta đã hoàn tất được chức năng insert

Bước 7: Bổ sung chức năng Search để tìm kiếm tất cả các employee có mức lương dao động trong khoảng từ giá trị min đến giá trị max (min, max), các giá trị min max được người dùng nhập vào trên form

  • Cập nhật hàm Search trong bean như sau (vui lòng xem lại các phát sinh chức năng Search trong CMR 1:1)
    • Nhấn chuột phải trên bean, chọn Insert Code, chọn Add Finder Method …
    • Gõ vào hàm Search findBySalaryRange, một tham số là name và chuỗi truy vấn EJB QL như hình bên dưới

    • Netbeans phát sinh code và cập nhật ejb-jar.xml như sau

      • Lưu ý: vấn đề phát sinh ở đây là các dấu “<” và “>” được hiểu là dấu đóng tag và mở tag do vậy có thể gây lầm lẫn dẫn đến tool phát sinh code phải chuyển thành các entity trong xml nhưng nó không thể sử dụng được và khi deploy, code xml này sẽ phát sinh lỗi
      • Ngoài ra, co chế phát sinh code của Netbeans là luôn phát sinh lại từ đầu, do vậy, khi bạn phát sinh code có liên quan đến cấu hình xml thì code xml sẽ phát sinh tương tự như hình trên, do vậy, chúng ta phải nắm bản chất của tool và xml để thực hiện một số chỉnh sửa cần thiết khi lập trinh EJB
      • Để khắc phục lỗi trên chúng ta phải cẩn thận thay đổi chuỗi vào trong CDATA của xml để chương trình có thể deploy chính xác như sau (lưu ý luôn cẩn thận khi thay đổi tập tin này)

    • Đồng thời Netbeans cũng cập nhật LocalHome Interface như sau

  • Chúng ta tạo giao diện để xử lý như sau
    • Tạo tập tin jsp có dạng như sau

    • Cập nhật Controller như sau

    • Tạo trang show.jsp để trình bày dữ liệu như sau
      • Lưu ý: import thư viện JSTL 1.1 vào Library của project

      • Lưu ý:
        • Giá trị điền trong EL language ${rows.<tên cmp field>} (ví dụ ${rows.username}) đây là field chúng ta lấy từ các khai báo tag "cmp field" khai báo trong tập tin ejb-jar.xml và nó được tạo ra các get/set method trong tập tin Local Interface của các bean
    • Clean and Build, Deploy lại và Testting

    • Chúng ta đã hoàn tất xong chức năng Search

Chúc mừng các bạn, chúng ta đã hoàn tất xong việc cài đặt CMP có chứa đựng khóa chính tự tăng. Các chức năng khác về xử lý Update, Delete, … giống tương tự như CMP 2.1 (các bạn tự làm lấy). Rất mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng và làm quen đến các khái niệm của EJB 2.1, đặc biệt ở đây là mở rộng thêm kiến thức về EJB 2.1 – CMP

Rất mong sự góp ý chân thành của các bạn và hẹn các bạn trong bài tiếp theo đó là vận dụng Entity Bean với khóa chính tự động tăng trên EJB 3.0.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét