Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Bài 4: Giới thiệu về dockerfile, volume và network

Xây dựng môi trường hỗ trợ làm việc nhóm với Docker

Bài 4: Giới thiệu về dockerfile, volume và network

Nguyễn Lê Nhật Trường

 

Mục đích: Tiếp theo bài viết về “Tổng quan về docker”, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách hoạt động của Dockerfile, volume và network trong docker. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ xem qua một vài ví dụ thực tế về việc sử dụng các thành phần này để giải quyết các vấn đề thường gặp.

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Bài Đọc Thêm: Thiết lập hệ điều hành nguồn mở với các tiện ích và GUI trên WSL2

Xây dựng môi trường hỗ trợ làm việc nhóm với Docker

Bài Đọc Thêm: Thiết lập hệ điều hành nguồn mở với các tiện ích và GUI trên WSL2

 

Mục đích: Qua các bài viết Pre-1 (http://www.kieutrongkhanh.net/2021/08/bai-pre-1-thiet-lap-he-ieu-hanh-nguon.html), chúng ta đã tìm hiểu qua service WSL và kiến trúc WSL2 cùng với việc cài đặt hệ điều hành mã nguồn mở sử dụng console và cài đặt docker kết hợp với các tip trick khi sử dụng WSL2. Trong bài viết đó, chúng tôi đã để sẵn nội dung về việc cài đặt các tiện ích và giao diện GUI cho hệ điều hành mã nguồn mở chạy trên WSL2. Nội dung bài viết này cũng hướng dẫn quí vị cài đặt các tiện ích và giao diện GUI cho hệ điều hành nguồn mở cùng với các chia sẻ các thiết lập và sử dụng tiện lợi khi sử dụng hệ điều hành chạy trên nền Windows.

Capstone: Cập nhật 2 đề tài hướng dẫn - Tháng 08/2021

 

Tất cả có 111 capstones với 2 topics (112, 113) được bảo vệ trong tháng 08/2021


Các page về đề tài đã thực hiện được cập nhật link tương ứng đến từng đề tài để có thể đi đến cụ thể từng đề tài để theo dõi 

Nội dung chi tiết xem với nội dung cụ thể như sau

Topic từ 106 đến 113
+ Topic từ 85 đến 105
Topic từ 72 đến 84
Topic từ 1 đến 71

Nội dung chi tiết sẽ có đầy đủ video trong thời gian sắp tới

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

Bài Pre-1: Thiết lập hệ điều hành nguồn mở để học tập và cài đặt docker desktop trên hệ điều hành windows

Xây dựng môi trường hỗ trợ làm việc nhóm với Docker

Bài Pre-1: Thiết lập hệ điều hành nguồn mở để học tập và cài đặt docker desktop trên hệ điều hành windows

 

Mục đích: Qua các bài viết liên quan đến việc xây dựng môi trường hỗ trợ làm việc nhóm với docker, chúng tôi đang mặc định quý vị đã biết cài đặt và thiết lập cho ứng dụng docker (docker host). Tuy nhiên, việc cài đặt docker nói riêng và việc sử dụng hệ điều hành nguồn mở trên hệ điều hành windows nói chung có rất nhiều vấn đề hấp dẫn mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Bài viết này, chúng ta tập trung vào vấn đề tìm hiểu WSL2 (Windows Subsystem for Linux), đây là cách thức Microsoft cho phép người phát triển phần mềm chạy môi trường GNU/Linux trực tiếp trên Windows mà không ảnh hưởng đến việc quản lý virtual memory của hệ điều hành windows hay không phải cấu hình việc chạy hệ điều hành song song. Nội dung bài viết này cũng hướng dẫn quí vị cài đặt hệ điều hành nguồn mở Ubuntu cùng với các chia sẻ khi sử dụng hệ điều hành sau khi cài đặt cũng như cácgợi ý thiết lập trong quá trình cài đặt các ứng dụng hỗ trợ trên kiến trúc này.

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Bài 3: Tổng quan về docker

Xây dựng môi trường hỗ trợ làm việc nhóm với Docker

Bài 3: Tổng quan về docker

Nguyễn Lê Nhật Trường

 

Mục đích: Tiếp theo bài viết về “Tạo lập môi trường phát triển ứng dụng web có kết nối cơ sở dữ liệu”, chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của docker. Qua 2 bài trước, ta thấy việc sử dụng docker container khiến cho việc cài đặt các công cụ phát triển và triển khai các kiến trúc dành cho 1 hệ thống phần mềm trở lên tinh gọn và nhanh chóng. Vậy docker container là gì, chúng hoạt động như thế nào, chúng có điểm tương đồng nào với hệ thống Virtual machine hay không, và nếu có thì Docker có phải là giải pháp thay thế cho Virtual machine. Chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi này trong phần nội dung bài viết.

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Bài 2: Tạo lập môi trường phát triển ứng dụng web có kết nối cơ sở dữ liệu

Xây dựng môi trường hỗ trợ làm việc nhóm với Docker

Bài 2: Tạo lập môi trường phát triển ứng dụng web có kết nối cơ sở dữ liệu

Kiều Trọng Khánh, Nguyễn Lê Nhật Trường

 

Mục đích: Tiếp theo bài viết về “Tạo lập sẵn công cụ quản lý cơ sở dữ liệu”, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách xây dựng và cấu hình services về môi trường để có thể deploy ứng dụng web (web container) phát triển bằng công cụ ant có kết nối cơ sở dữ liệu với mục tiêu có thể sử dụng độc lập trên tất cả các máy của thành viên của team trong việc phát triển dự án hay trên máy tính của người học lập trình ứng dụng.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Bài 1: Tạo lập sẵn công cụ quản lý cơ sở dữ liệu – Database Management System – dùng chung độc lập môi trường phát triển

Xây dựng môi trường hỗ trợ làm việc nhóm với Docker

Bài 1: Tạo lập sẵn công cụ quản lý cơ sở dữ liệu – Database Management System – dùng chung độc lập môi trường phát triển

Kiều Trọng Khánh, Nguyễn Lê Nhật Trường

 

Mục đích: Loạt bài viết về xây dựng môi trường làm việc cùng team trong việc phát triển phần mềm với mục tiêu chia sẻ cho người đọc về các sử dụng docker-compose để cấu hình service và tạo các image để tránh mất thời gian cho các thành viên trong team cài đặt các công cụ - ide, các server/container giả lập, cấu hình các framework cho đến các service  mà trên môi trường máy tính khác nhau (từ hệ điều hành, đến các service chạy ngầm, ứng dụng trong máy tính, …) sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề trong thực tế. Ngoài ra, loạt bài này cũng định hướng trong việc tạo ra môi trường thử nghiệm trong quá trình học tập, tiếp cận lập trình, xây dựng ứng dụng theo cách thuận lợi, đơn giản mà không mất quá nhiều thời gian cấu hình và cài đặt môi trường phát triển. Trong loạt bài này, chúng ta sẽ xây dựng một môi trường lập trình ứng dụng web đơn giản – chạy hoàn toàn ở server được host tại local và bao gồm đầy đủ các thành phần cần thiết như web container và database server. Các thành phần này sẽ được cấu hình và đóng gói, sẵn sàng triển khai (deploy) lên máy các thành viên trong nhóm qua vài thao tác cơ bản. Các thành viên có thể nhanh chóng phát triển ứng dụng ở các máy tính khác nhau với cùng một thiết lập môi trường với chung và khả năng backup, recovery thuận lợi nhất. Ở bài đầu tiên này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách xây dựng và cấu hình services về công cụ quản lý cơ sở dữ liệu để có thể tạo ra môi trường phát triển chung trên tất cả các máy của thành viên của team trong việc phát triển dự án hay trên máy tính của người học lập trình ứng dụng